Home / SOẠN VĂN / Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường | Văn mẫu

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường | Văn mẫu

Đề bài: Soạn bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài làm

I. Đọc – tìm hiểu chung

1. Tác giả:

–       Sinh năm 1937 tại thành phố Huế.

–       Là một trong những nhà văn chuyên viết bút ký.

2. Tác phẩm:

–       "Ai đã đặt lên cho dòng sông" là một trong những bút ký xuất sắc nhất của ông.

–       Được viết tại Huế vào ngày 4-1-1981 được in trong tập sách cùng tên.

–       Đoạn trích trong SGK là phần thứ nhất trong ba phần của bài bút ký.

II.  Đọc – hiểu văn bản

soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu 1:

–       Sông Hương ở vùng thượng lưu.

+    Lúc ở rừng già: vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, lại vừa rầm rộ, mãnh liệt.

+    Khi đã ra khỏi rừng: dòng sông như mang nét dịu dàng, trí tuệ của người mẹ.

+    Lúc qua hai dãy đồi sừng sững thì dòng sông như tấm lụa, vẻ đẹp biến ảo.

+    Khi qua vùng ngoại ô Kim Long thì như vui tươi hẳn lên.

–       Biện pháp nghệ thuật:

+    So sánh, liên tưởng, nhân hóa.

+    Sử dụng các tính từ gợi tả, gợi cảm.

=> Cho thấy sức cuốn hút, hấp dẫn của dòng sông.

Câu 2:

–       Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố:

+    Dòng sông Hương như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”

+    Sông Hương mang vóc dáng mới, một sức sống mới đầy khao khát và lãng mạn.

+    Dòng sông chuyển dòng một cách liên tục:

o  Từ ngã ba Tuần, chảy theo hướng nam bắc, qua Hòn Chén.

o  Chuyển qua tây bắc, vòng qua Nguyệt Biều

o  Đột ngọt vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc…

=> Cho thấy khả năng quan sát tinh tế và sự miêu tả phong phú của nhà văn, tạo nên những câu văn độc đáo, giàu sức tạo hình. Câu văn giàu chất họa và ngôn ngữ thì giàu hình ảnh.

Câu 3:

–       Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế:

+    Như tìm đúng đường về, trở nên vui tươi hẳn lên.

+    Chào thành phố, uốn một cánh cung rất nhẹ.

+    Dường như linh hồn của sông Hương đã đồng điệu với linh hồn của thành phố Huế.

+    Những khúc ca dao, dân ca xứ Huế bắt nguồn từ sông Hương, được vang vọng từ sông Hương.

=> Sông Hương với cố đô giống như cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều.

– Sông Hương ở khúc biệt ly với Huế:

+    Trôi đi thật chậm như để an ủi mọi người

+    Như nhắc nhở người ta rằng cuộc đời này còn nhiều vấn vương.

=> Vẻ đẹp của dòng sông được tác giả miêu tả bằng cả tình cảm, tấm lòng tha thiết với Huế, cho thấy một người có vốn văn hóa phong phú và ngôn từ giàu có.

Câu 4:

–       Những phẩm chất của sông Hương trong lịch sử và thơ ca: giàu truyền thống, từng ghi dấu hình ảnh nhiều nhân văn tài tử:

–       Cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả:

+    Dưới góc độ thơ ca: liệt kê một loạt bài thơ viết về sông Hương.

+    Dưới góc độ lịch sử: liệt kê những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc gắn liền với Huế, với sông Hương.

Câu 5: Nét đặc sắc riêng trong phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

–       So sánh, liên tưởng độc đáo.

–       Những hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

–       Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh.

–       Vận dụng có sự kết hợp giữa các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

–       Tình yêu tha thiết, say đắm với con người và cảnh vật nơi xứ Huế.

Loan Trương

>>> XEM THÊM : 

About Loan Nguyễn Thị

Loading...

Check Also

soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu | Văn mẫu

Đề bài: Soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu Bài làm I.   Tìm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *