Home / VĂN MẪU THCS / Văn mẫu lớp 7 / Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng | Văn mẫu

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng | Văn mẫu

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Bài làm

Bác Hồ là một người rất yêu thiên nhiên và dù cho đang trong hoàn cảnh nào thì Người vẫn luôn dành những khoảng thời gian, những tình cảm nhất định cho tình yêu thiên nhiên của mình. Người đã sáng tác rất nhiều những bài thơ trong những hoàn cảnh khác nhau và một trong những sáng tác tiêu biểu chính là bài thơ Rằm tháng giêng.

Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có những chuyển biến khả quan. Do đó vào đêm rằm tháng riêng của năm 1948 Bác đã có nguồn cảm hứng để viết bài thơ Nguyên Tiêu (Rằm tháng giêng):

Phiên âm chữ Hán:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xử đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Mở đầu bài thư chính là khung cảnh đêm trăng thanh tĩnh và đẹp đẽ. Xuân Thủy đã dịch:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Cụm từ “Nguyệt chính viên” cho người đọc cảm nhận về sự tròn trịa của mặt trăng, ánh trăng vào lúc đẹp nhất. Đó là một khung cảnh đêm trăng thật tươi đẹp, ánh sáng dịu mát bao trùm cả đất trời. Tuy nhiên ở bản dịch của Xuân Thủy thì cái tròn trịa, viên mãn nhất của trăng không được gợi tả. Không chỉ là không gian của đêm trăng huyền ảo mà Hồ Chí Minh còn vẽ ra trước mắt người đọc một không gian đầy ắp sắc xuân qua câu thơ thứ hai:

“Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng

Điệp từ “xuân” nối tiếp nhau gợi lên không gian tràn ngập sắc xuân. Dòng sông với nước nối tiếp với bầu trời gợi lên không gian rộng lớn, bao la không có điểm dừng. Bởi dòng sông, con nước hay bầu trời thì đều chung màu sắc, đều mang sức sống của mùa xuân khiến cho vẻ đẹp không chỉ huyền ảo mà còn khiến cho người đọc cảm thấy say mê, thích thú. Một đêm trăng đẹp khiến ta liên tưởng tới đêm trăng ta từng bắt gặp trong bài thơ Cảnh khuya của Bác:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Mỗi bài lại cho thấy những dáng vẻ khác nhau của đêm trăng nơi rừng núi. Nếu bài Cảnh khuya là vẻ đẹp được cảm nhận bằng cả thính giác và thị giác về một đêm trăng nơi rừng hoang thì bài Rằm tháng giêng lại là cảnh đêm trăng nơi sông nước mênh mông. Cả dòng sông như được bao trùm, chiếu sáng bởi ánh trăng. Điểm chung nữa của hai sáng tác này đó là không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn bày tỏ sự trăn trở cho vận mệnh của nước nhà:

“Yên ba thâm sứ đàm quân sự”

Giữa dòng sông trong đêm trăng huyền ảo hiện ra hình ảnh của một chiếc thuyền đang trôi lững lờ. Trên chiếc thuyền ấy có Bác và các cán bộ khác đang bận rộn bàn bạc việc quân. Có thể nói việc quân gấp gáp, mọi người thậm chí có thể bàn bạc ở mọi nơi khi có điều kiện. Thậm chí là ở cả trên thuyền vào giữa đêm khuya để bảo đảm sự bí mật. Mặc dù bận rộn nhưng Người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung, lạc quan trước cuộc đời. Việc quân có lẽ đã bàn xong nên người ở trên thuyền khi nhìn ra xung quanh mới thấy được trời đã khuya lắm rồi và thưởng thức được cảnh đẹp ấy:

“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Có thể thấy trung tâm của câu thơ chính là hình ảnh “Nguyệt mãn thuyền”. Một hình ảnh đầy lãng mạn và thể hiện trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của tác giả. Con thuyền như được đong đầy niềm vui và niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng.

Qua bài thơ Rằm tháng giêng đã cho người đọc thấy được tâm hồn và phong thái của người Cách mạng. Bài thơ không chỉ tái hiện bức tranh phong cảnh của đêm trăng mà còn cho thấy phong thái ung dung, nỗi niềm trăn trở của Bác trước hoàn cảnh của đất nước.

Loan Trương

>>> XEM THÊM : 

About Loan Nguyễn Thị

Loading...

Check Also

phân tích bài thơ nhớ rừng

Phân tích bài thơ nhớ rừng của thế lữ | Học Văn Hay

Đề bài: Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ Bài làm Thế Lữ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *