Đề bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt
Bài làm
Kim Lân được biết đến là một nhà văn viết rất hay về hiện thực xã hội của nước ta trong thời kỳ ngột ngạt, bức bối của nạn đói năm 1945. Tiêu biểu chính là tác phẩm Vợ nhặt. Truyện ngắn này gây được ấn tượng với độc giả không chỉ bởi tính hiện thực, tinh thần nhân đạo mà còn bởi tình huống truyện độc đáo được tác giả xây dựng.
Vợ nhặt với những nhân vật nghèo khổ quen thuộc trong văn chương thời kỳ đó. Anh cu Tràng là một người dân ngụ cư nghèo khổ, đứng tuổi và xấu xí. Công việc của anh đó là kéo xe bò thuê và anh sống với mẹ già lớn tuổi. Giữa cái đói nghèo bủa vây, chỉ với một câu nói bông đùa và mấy bát bánh đúc đã kiếm được một cô vợ. Trong khi trước đấy mẹ anh còn lo anh không lấy được vợ bởi lẽ không chỉ nghèo mà anh và mẹ vốn là dân ngụ cư, bị mọi người khinh miệt. Thêm vào đó tính anh vốn có phần dở hơi, “hay lảm nhảm”, thích chơi, trêu đùa với bọn trẻ con… Tất cả những nguy cơ khiến anh có thể ế vợ nay anh lại có thể cố vợ một cách dễ dàng.
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt
Điều éo le thay đó là trong cái nghèo đói, đến bản thân anh cũng đang lo chết đói, không lo nổi chính mình với mẹ già. Ấy vậy mà anh lại có thể cưu mang thêm một người phụ nữ nghèo đói, cơ cực hơn mình. Anh chịu việc đèo bòng, thêm miệng ăn mặc dù tương lai chết đói có thể xảy ra rất cao. Khi anh dẫn “vợ” về nhà thì bà cụ Tứ cảm thấy lạ lẫm. Bản thân bà cũng thắc mắc “Sao lại có người đàn bà lạ trong nhà”, lại còn gọi mình bằng u? Vốn dĩ chuyện dựng vợ gả chồng là một chuyện hết sức trọng đại của đời người, là một chuyện thiêng liêng nhưng trong câu chuyện lại giống như một chuyện đùa, được tối giản hóa hết mức. Tuy nhiên gắn với hoàn cảnh đói nghèo thì thân phận của con người vốn bị rẻ rúng muôn phần.
Bên cạnh đó còn là một tình huống vừa éo le, lại vừa hết sức cảm động. Đứng ở góc nhìn của người vợ anh cu Tràng, một người phụ nữ duy nhất không được tác giả đặt tên mà chỉ gọi chung là “thị”. Có thể thấy thân phận của con người bị rẻ rúng cùng cực. Thị vốn nghĩ mình nghèo đói nay có thể bớt khổ hơn khi bám víu vào được người khác, nhưng trớ trêu thay, khi hoàn cảnh của người chồng là anh Tràng cũng chẳng hơn mình là mấy. Thậm chí khi nhìn thấy căn nhà nhỏ lụp xụp ấy, thị còn có ý định bỏ chạy nhưng sự chân thành và ánh mắt rạng rỡ của anh chàng khiến cho chị không thể quay đầu lại nữa. Nhất là trước đó khi anh dẫn chị về tới xóm ngụ cư với vẻ mặt vui vẻ khác thường, lũ trẻ thì trêu nghẹo anh và dân ngụ cư ở đó thì rạng rỡ hẳn lên khi nghĩ tới cảnh anh Tràng lấy được vợ.
Tình huống anh Tràng lấy được vợ đối với bà cụ Tứ là chuyện vừa mừng, vừa lo, lại vừa thương xót cho đứa con của mình, cho người phụ nữ sắp trở thành con dâu của mình. Chính tình huống ấy đã làm nổi bật nên tấm lòng của người mẹ. Bà mừng vì con trai mình tưởng chừng sẽ ế vợ nay lại có thể lất được vợ. Nhưng cái lo lại nhanh chóng ập đến khi cái ngào, cái đói cứ vẩn vương quanh đây. Nhưng trên hết đó lại là sự tủi nhục thương con. Bà cảm thấy mình không làm tròn trách nhiệm của người mẹ đối với con cái. Rồi băn khoăn không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Nội tâm nhân vật có sự đau xót giằng xé, bà càng nghĩ càng thương con trai mình, thương cô gái xa lạ kia vô cùng.
Có thể nói tình huống mà nhà văn Kim Lân xây dựng là một tình huống trớ trêu, éo le. Chính tình huống này đã góp phần gợi mở những suy nghĩ nội tâm của cả ba nhân vật và làm nổi bật lên vẻ đẹp của những con người vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, nhân hậu giữa cái đói nghèo khiến con người ta mất đi những lương tri sẵn có và thân phận thì bị rẻ rúng. Mặc dù chút hạnh phúc nhỏ nhoi nhanh chóng bị vùi dập bởi cái đói, cái chết chóc bủa vây. Tuy nhiên thì sự sống vẫn là bất diệt và từ chính trong cái chết ấy sự sống vẫn nhen nhóm, vẫn sinh sôi, nảy nở. Đó chính là ý chí bất diệt của con người và quy luật mạnh mẽ của cuộc đời.
Đặt các nhân vật vào tình huống éo le, nhà văn Kim lân đã làm nổi bật ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của tác phẩm. Tác phẩm còn là lời tố cáo đanh thép đối với tội ác của thực dân Pháp, của Phát xít Nhật. Đồng thời thể hiện niềm khát kheo được ấm no, tụ do và hạnh phúc của nhân dân ta.
Loan Trương
>>> XEM THÊM :
-
Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn đình thi
-
Phân tích bài thơ đàn ghi – ta của Lor – ca của Thanh Thảo
-
Phân tích đoạn thơ những đường Việt Bắc của ta