Home / VĂN MẪU THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài | Làm Văn Mẫu

Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài | Làm Văn Mẫu

Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Bài làm

Chúng ta đã bắt gặp Tây Bắc trong những vần thơ của thơ ca Cách mạng và cả những tác phẩm văn xuôi. Một trong số đó phải kể đến truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Tô Hoài là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn chương hiện thực nước nhà và sớm đi vào cuộc sống lao động của người nông dân. Trong kháng chiến chống Pháp ông đã tham gia vào chiến dịch Tây Bắc. Cũng tại thời điểm đó ông đã viết tập truyện ngắn “Truyện Tây Bắc”. Trong đó truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất.

Truyện kể về cuộc đời và sự gặp gỡ của hai nhân vật Mị và A Phủ ở Hồng Ngài và sau khi hai người trốn khỏi đó đến sống ở Phiềng Sa. Đây là bức tranh hiện thực về cuộc sống của dân tộc miền núi và là bài ca về khát vọng hưởng cuộc sống tự do và đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc. Cuộc đời gian truân của Mị, một người con gái xinh đẹp, nết na nhưng vì món nợ truyền kiếp với nhà thống lý nên bị bắt để gạt nợ. Mị phải về nhà thống lý Pá Tra và làm vợ A Sử. Sau khi về làm dâu nàng phải chịu nhiều đắng cay, tủi nhục, làm việc quần quật bất kể nắng mưa, sớm tối. Thậm chí Mị còn thấy mình không bằng cả con trâu con ngựa. Mùa xuân tới Mị muốn được uống rượu, được đi chơi nhưng A Sử đã trói mị vào cột nhà. Hắn đi chơi và bị trai làng bên đánh. Khi đó A Phủ chính là người đã đánh A Sử đã bị bắt và phạt vạ, phải làm công cho nhà Thống lý. Trong hoàn cảnh tối tắm ấy, hai trái tim đồng cảm với nhau. Đặc biệt là khi A Phủ vì để hổ bắt mất trâu nên bị đánh và trói ở ngoài trời. Cũng ở khoảng khắc đêm tối khi Mị trông thấy hai dòng nước mắt trên má A Phủ thì đã quyết định cắt dây trói và bỏ trốn đến Phiền Sa cùng A Phủ. Tại đây họ trở thành vợ chồng và giác ngộ Cách mạng, đấu tranh bảo vệ bản làng.

phân tích tác phẩm vợ chồng a phủ

Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Giá trị nổi bật của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đó chính là giá trị hiện thực. Tô Hoài đã làm nổi bật một cách chân thực cuộc sống đầy đau thương, tăm tối của nhân dân miền núi dưới ác bóc lột và sự tàn ác của giai cấp thống trị. Qua đó tố cáo tội ác của bọn phong kiến, chúa đất miền núi mà đứng sau chính là thực dân Pháp. Chính sự tàn bạo đó đã khiến cho một người phụ nữ vừa đẹp người lại đẹp nết bị vùi dập, làm dâu mà như làm đầy tớ không công cho nhà thống lý Pá Tra. Nàng suốt ngày “lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”. Nàng chỉ biết đến công việc chứ chẳng có thời gian đâu mà giải trí. Thậm chí khi mùa xuân tới, khi nghe tiếng sáo gọi nhau ngoài kia Mị ao ước mình cũng được đi chơi, được uống rượu như trước kia nàng từng sống. Có lẽ chính nỗi khát khao tự do, chính sự đồng cảm cùng chung cảnh ngộ đã hun đúc Mị thực hiện hành động cứu A Phủ.

Giá trị hiện thực còn thể hiện qua bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị mà đại diện ở đây chính là cha con thống lý Pá Tra. Chúng thường xuyên cậy quyền thế để đánh đập, bóc lột người làm kẻ ở, những người dân trong buôn làng. Chúng làm những hành động rất tàn ác như bắt Mị về làm dâu, cho vay những món nợ lãi truyền kiếp, biến người dân trở thành nô lệ. Thống lý chính là đại diện cho những kẻ thống trị, bóc lột còn Mị và A Phủ là những nạn nhân của xã hội thối nát.

Bên cạnh giá trị hiện thực thì Vợ chồng A Phủ còn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Nếu như ở giai đoạn trước thì người nông dân bị áp bức, bóc lột và họ chưa tìm ra lối thoát cho mình, chìm trong bế tắc và sự tha hóa nhưng tác giả Tô Hoài đã để cho nhân vật giải thoát cho chính mình. Hơn thế nữa Mị và A Phủ còn được giác ngộ cách mạng, tham gia vào cách mạng, đấu tranh bảo vệ buôn làng. Hành động cắt đứt dây trói chính là sự giải thoát không chỉ cho A Phủ mà còn cho cả chính bản thân. Qua đó còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị.

Vợ chồng A Phủ là một bước tiến quan trọng trong việc nhận thức và khám phá hiện thực của xã hội lúc bấy giờ. Đây đồng thời là bước tiến mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học cách mạng. Truyện ngắn còn gây được ấn tượng cho người đọc bởi khắc họa nhân vật và xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Qua tác phẩm nhà văn Tô Hoài còn gửi gắm và khẳng định khát vọng tự do, hạnh phúc và sức sống tiềm tàng của con người sẽ khiến họ vùng lên, thoát khỏi kiếp nô lệ.

 Loan Trương

>>> XEM THÊM : 

About Loan Nguyễn Thị

Loading...

Check Also

bình giảng khổ thơ sáng chớm lạnh trong lòng hà nội 

Bình giảng khổ thơ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội trong bài thơ Đất nước | Văn mẫu

Đề bài: Bình giảng khổ thơ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội trong bài thơ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *